Tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường

Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2025
PHÒNG GD&ĐT TƯ NGHĨA
TRƯỜNG TH NGHĨA KỲ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
    Số: 68/KHCL-THNKN        Nghĩa Kỳ, ngày 10 tháng 12 năm 2016
 
 
KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA KỲ NAM
GIAI ĐOẠN 2016 - 2021TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
 
Trường Tiểu học Nghĩa Kỳ Nam được thành lập năm 1989 (được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở số 2 Nghĩa Kỳ), trường mang tên là Trường phổ thông cấp 1 số 2 Nghĩa Kỳ. Từ năm học 1992-1993 đến nay trường mang tên là Trường Tiểu học Nghĩa Kỳ Nam.
Trường được xây dựng tại thôn An Bình, xã Nghĩa Kỳ, học sinh chủ yếu là con em ở 4 thôn (An Bình, An Hội Nam 1, An Hội Nam 2 và Phú Sơn) với tổng diện tích sử dụng đất là 7.500 m2.
          Trải qua hơn 24 năm thành lập, nhà trường luôn phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển đi lên và ngày càng trưởng thành. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2021, tầm nhìn đến năm 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các giải pháp chủ yếu để phát triển nhà trường trong thời gian tới, đây là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hiệu trưởng nhà trường và các hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như của các Đoàn thể, các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trong trong việc thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đồng thời để từng ngày đáp ứng các nhu cầu học tập, phát triển, vui chơi ngày càng cao của học sinh. Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh, địa phương và xã hội.
I. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG.
1. Thực trạng:
1.1. Nhà trường có 28 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó BGH: 02, TPT Đội TNTP Hồ Chí Minh: 01, Nhân viên: 03 (01 kế toán-văn thư, 01 y tế học đường, 01 bảo vệ), Giáo viên: 22 (17 GV cơ bản, 1 GV Mĩ thuật, 1 GV Thể dục, 1 GV Âm nhạc, 2 GV Ngoại ngữ). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 20/22 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (7 ĐH, 13 CĐ).
1.2. Năm học 2016-2017, nhà trường có 13 lớp với 398 học sinh, 182 nữ (khối 1:  62 em, 33 nữ; khối 2: 71 em, 33 nữ; khối 3: 82 em, 37 nữ; khối 4: 96 em, 41 nữ; khối 5: 87 em, 38 nữ).
1.3.Cơ sở vật chất:
- Tổng diện tích đất sử dụng 7.500 m2, trường có 23 phòng (phòng học: 21 và nhà kho: 2), trong đó có 16 phòng học tầng, 5 phòng học cấp 4 xây dựng từ năm 1989 đã xuống cấp. Có sân bóng đá mini, sân bóng rổ, sân chơi thoáng mát và được lót gạch với diện tích khoảng 1000m2.
          - Tình hình sử dụng:
+ 16 phòng học tầng: 13 phòng cho 13 lớp học; 1 phòng máy tương tác; 1 phòng BGH, Kế toán làm việc; 01 phòng Tin học.
          + 5 phòng học cấp 4: 1 phòng Thiết bị, 1 phòng Hội đồng, 1 phòng Y tế, 1 phòng Đội, 1 phòng Thư viện.
          + Có 28 máy vi tính bàn, 3 máy xách tay đều kết nối internet, 3 ti vi, 2 đầu DVD, 1 castsets, 2 máy chiếu, 1 hệ thống bảng tương tác, 1 máy photo.
          Nhìn chung, cơ sở vật chất của nhà trường bước đầu tạm thời đã đáp ứng các nhu cầu dạy và học cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các phòng chức năng như phòng Đội, phòng Y tế, phòng Thư viện, phong đa chức năng, phòng làm việc BGH,...Các thiết bị đã có nhưng chất lượng chưa cao.
2. Thuận lợi:
- Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; sự tín nhiệm của phụ huynh, học sinh.
- Công tác tổ chức quản lý của BGH sâu sát, thực chất và đổi mới. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, đa số có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
         3. Khó khăn, thách thức:
          - Học sinh của nhà trường điều kiện gia đình đa số còn khó khăn, một số bộ phận phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học hành của con em nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường.
          - Cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại vẫn chưa đồng bộ, còn thiếu hệ thống phòng làm việc, thiếu hệ thống tường rào 3 mặt, hệ thống nước sạch không đủ sử dụng vào mùa hè.
          - Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới đòi hỏi ngày càng cao nên yêu cầu giáo viên phải không ngừng tự rèn luyện, tự nghiên cứu, tự học tập, tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phát huy khả năng sáng tạo của từng tiết dạy để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục tuy nhiên trường có số lượng không nhỏ giáo viên lớn tuổi, trình độ CNTT và khả năng ứng dụng CNTT còn hạn chế.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG.
1. Phương châm giáo dục: “Thân thiện - Chất lượng - Đổi mới”.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị của nhà trường:
2.1. Tầm nhìn:
Trường Tiểu học Nghĩa Kỳ Nam hướng đến mục tiêu xây dựng trường học thân thiện với chất lượng giáo dục là ưu tiên hàng đầu, luôn đổi mới, phát triển nhà trường theo hướng “trường học nông trại” để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và hội nhập được phụ huynh, học sinh tin cậy. Là nơi đào tạo học sinh thành những con người năng nổ, nhiệt tình trong công việc, yêu lao động, sống có trách nhiệm, lòng nhân ái, hoà nhập tốt trong cộng đồng và luôn có khát vọng vươn lên.
2.2. Sứ mệnh:
Xây dựng nhà trường chuẩn mực, có chất lượng giáo dục cao và toàn diện. Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, nề nếp, kỷ cương, có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực, tư duy sáng tạo, có khả năng thích ứng mạnh mẽ và trở thành công dân tốt. 
2.3. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường:  
- Tinh thần đoàn kết: Xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất, có khả năng tương tác, hỗ trợ cùng hướng đến mục tiêu chung.
- Tinh thần trách nhiệm: Nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, ra sức thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học.
- Tính trung thực: Đề cao giá trị lòng tự trọng, tính trung thực và ý thức cộng đồng của học sinh, trên nền tảng phẩm chất, tư cách, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
- Sự hợp tác: Đề cao quan hệ mật thiết giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh. Đề cao tinh thần hợp tác với các trường bạn trong xã và trong huyện.
- Lòng nhân ái: Nuôi dưỡng những tâm hồn biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ và giàu lòng nhân ái.
- Chủ động: Nêu cao tinh thần tự giác, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Sáng tạo: Phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong tổ chức, quản lý và các hoạt động dạy học.
 III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung:
 Phát triển nhà trường theo mô hình “trường học nông trại” có môi trường thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục. Là mô hình giáo dục có cơ sở vật chất tương đối hiện đại, có hệ thống sân vườn, chuồng trại; giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, tiến tới đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm 2022.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đổi mới dạy học: đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phát triển đội ngũ: tăng dần tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp, tiến tới 100% giáo viên giảng dạy là giáo viên dạy giỏi các cấp; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Phát triển cơ sở vật chất, thiết bị trường học: đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy học và ngày càng hiện đại hơn.
- Nguồn lực tài chính: nguồn ngân sách nhà nước cấp đảm bảo các hoạt động giáo dục nhà trường, phát huy tối đa nguồn lực XHH để phát triển cơ sở vật chất nhà trường.
- Nguồn lực thông tin: phát huy hiệu quả trang thông tin điện tử nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, xây dựng phòng máy vi tính phục vụ việc dạy học bộ môn Tin học.
- Quan hệ xã hội: xây dựng mối quan hệ xã hội “gia đình - nhà trường - xã hội” ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. Tạo được sự tin tưởng, tin cậy của nhân dân, xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Lãnh đạo và quản lý: đổi mới phong cách, tác phong, phương pháp lãnh đạo theo hướng hiệu quả, thiết thực và vì sự phát triển nhà trường; xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể sư phạm; đẩy mạnh công tác tham mưu với cấp trên để phát triển nhà trường theo đúng định hướng.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
- Đến năm 2020, năng lực chuyên môn của CBQL, giáo viên và nhân viên được đánh giá Khá, Giỏi đạt 100%, trong đó xếp loại Giỏi đạt trên 80% và đến năm 2025 đạt 100% giáo viên giảng dạy có năng lực chuyên môn Giỏi và đạt GVDG các cấp.
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
2.2. Học sinh - Quy mô:
- Đảm bảo tỉ lệ học sinh/lớp toàn trường dưới 35 học sinh/lớp.
* Chất lượng học tập:
+ 100% học sinh được đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục từ Hoàn thành trở lên, trong đó xếp loại Hoàn thành tốt chiếm từ 50% trở lên;
+ Cuối năm học, có từ 99% học sinh trở lên hoàn thành chương trình lớp học.
+ 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (Hoàn thành chương trình tiểu học).
+ 30% trở lên học sinh được khen thưởng: Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
+ 40% trở lên học sinh được khen thưởng: Có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất.
+ Có học sinh đạt giải tại các Hội thi Violimpic Toán, tiếng Anh cấp huyện hằng năm.
Đánh giá về năng lựcphẩm chất và kỹ năng sống:
+ 100% học sinh được đánh giá cuối năm học về năng lực và phẩm chất từ Đạt trở lên, trong đó xếp loại Tốt chiếm từ 50% trở lên;
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp, ứng xử đúng mực. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.3. Cơ sở vật chất:
- Đến năm 2020, có đầy đủ các phòng chức năng, phòng làm việc và hệ thống tường rào, có vườn trồng rau.
- Đến năm 2025, có đầy đủ trang bị các thiết bị dạy học theo hướng hiện đại. Xây dựng khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, có vườn trồng rau và chuồng trại chăn nuôi phát triển hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống nước sạch đảm bảo sử dụng đủ trong cả năm học, nhất là thời điểm mùa nắng.
3. Phương châm hành động: “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống. Đối mới phương pháp dạy học, đánh giá xếp loại học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Chú trọng phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong dạy học tiếng Anh cho học sinh, làm nền tảng vững chắc để học lên các lớp trên.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có trình độ chuyên môn trên chuẩn; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, phát huy hiệu quả trang Web, thư viện điện tử, phòng máy vi tính...của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học, tự  bồi dưỡng để sử dụng máy tính phục vụ cho công việc.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất nhà trường.
6. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường:
Nhà trường xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa tạo môi trường tốt để mọi người phát huy năng lực của bản thân mình, cống hiến tối đa cho sự nghiệp giáo dục của trường.
7. Xây dựng thương hiệu:
Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống, uy tín nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
8. Các tổ chức đoàn thể:
Xây dựng các Đoàn thể chính trị, xã hội vững mạnh nhằm phối kết hợp với chính quyền thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của trường.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trong từng năm học, đề xuất những biện pháp để thực hiện kế hoạch.
2. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những biện pháp để thực hiện kế hoạch.
3. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
4. Đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
Trên đây là kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của trường Tiểu học Nghĩa Kỳ Nam trong giai đoạn 5 năm (2016-2021), tầm nhìn đến năm 2025.Trong quá trình thực hiện, mỗi đơn vị, cá nhân thông qua các phiên họp định kỳ sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch, chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình mới./.
Nơi nhận:
-Đảng ủy, UBND xã (chỉ đạo);
-BĐD.CMHS trường (phối hợp);
-BGH, Chi bộ trường;
-Công đoàn trường;
-Tổ trưởng chuyên môn;
-Lưu: hồ sơ, VT./.
HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
 
Nguyễn Quốc Hân
 
Videos
 
Liên kết hữu ích
Banner 1
Banner 2
Banner 3
Banner 4
 
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

 
Thống kê
  •   Đang truy cập 3
 
  •   Hôm nay 62
  •   Tháng hiện tại 7,199
  •   Tổng lượt truy cập 426,811